https://phubinhcamera.vn/

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Hình Ảnh Camera

Chất lượng hình ảnh của một camera quan trọng đối với việc giám sát và bảo vệ. Để đảm bảo được hình ảnh rõ nét, chi tiết và chính xác, có nhiều yếu tố cần được xem xét và tối ưu. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Mà còn đảm bảo hiệu suất hoạt động của camera trong môi trường thực tế. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà chúng ta nên lưu ý:

Giới Thiệu:

Các yếu tố ảnh hướng đến chất lượng video. Bao gồm Ống kính, cảm biến hình ảnh, bộ xử lý tín hiệu hình ảnh ( đại diện bởi các tính năng như tự phơi sáng, tự cân bằng trắng, tự động lấy nét, chống ngược sáng WDR, chống nhiễu kỹ thuật số DNR, độ nét , v.v…) và chuẩn nén hình ảnh.

Không lâu trước đây VGA và D1 là 2 độ phân giải thường được sử dụng trên thị trường. Lúc đó mọi người biết cách để đánh giá chất lượng video của camera. Với sự xuất hiện của camera 1MP và 1.3MP vẫn khá dễ để so sánh từng sản phẩm . Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại camera độ phân giải cao – nhiều MegaPixel được giới thiệu trên thị trường – như 2MP, 3MP, 4MP, 5MP, 10MP… Mọi người nhầm lẫn – băn khoăn làm sao dể so sánh từng sản phẩm với nhau . Camera 10Megapixel có cho chất lượng hình ảnh tốt hơn và chi tiết hơn so với camera 4 Megapixel ? Không nhất thiết !! Số điểm ảnh cao hơn không đảm bảo cho hình ảnh chi tiết và đẹp hơn.

Hãy cùng nhìn vào hai hình ảnh sau.

Có thể thấy hình ảnh bên trái đẹp và chi tiết hơn, mặc dù kích thước hình ảnh nhỏ hơn. Nếu camera của bạn có số điểm ảnh cao nhưng có hình ảnh ko rõ ràng, thì bạn không chỉ mất các chi tiết của hình ảnh, mà còn lãng phí băng thông và không gian lưu trữ.

Các yếu tố ảnh hướng đến chất lượng video

Chất lượng video có thể được đánh giá bằng cách chụp hình trên luồng video . Quá trình chuyển ánh sáng thành hình ảnh ( video ) khá phức tạp và bao gồm nhiều khâu. Mỗi khâu ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh tổng thể của camera. Nếu chỉ tăng độ phân giải của cảm biến mà không tăng cường các thành phần khác của camera thì chỉ làm tăng rất ít chất lượng hình ảnh đầu ra. Có thể thấy rõ điều đó từ ví dụ bên trên.

Các yếu tố ảnh hướng đến chất lượng video bao gồm Ống kính, cảm biến hình ảnh, bộ xử lý tín hiệu hình ảnh ( đại diện bởi các tính năng như tự phơi sáng, tự cân bằng trắng, tự động lấy nét, chống ngược sáng WDR, chống nhiễu kỹ thuật số DNR, độ nét , v.v…) và chuẩn nén hình ảnh.

Mỗi yếu tố được giải thích chi tiết như sau.

Ống kính

Mỗi ống kính có một độ phân giải quang học  Độ chính xác của các ống kính thiết kế để nhận các tia sáng đến chính xác điểm đích ở trên bảng cảm biến.

Ví dụ với 3 hình ảnh – có 1 hình ảnh cây ở trong tầm nhìn của camera. Bây giờ hãy nhìn cách mỗi điểm của cây đó được nhận trên cảm biến – thông qua ống kính. Tất cả các tia sáng đến từ cùng 1 nguồn – sẽ đến cùng 1 điểm ảnh trên cảm biến.

TH1:

Trong trường hợp ống kính có chất lượng cao, ống kính sẽ đưa chính xác các tia sáng đến cùng 1 điểm ảnh trên cảm biến hình ảnh độ phân giải thấp. Hình ảnh sẽ rõ và không có nhiễu hoặc mờ.

TH2:

Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng ống kính chất lượng thấp thay cho loại chất lượng cao ? Mặc dù các tia sáng không đến chính xác cùng 1 điểm nữa, nhưng chúng vẫn ở cùng trong 1 điểm ảnh , và như vậy hình ảnh vẫn đẹp nhất có thể.

TH3:

Trong trường hợp sử dụng cảm biến hình ảnh chất lượng cao nhưng lại sử dụng ống kính chất lượng thấp, thì hình ảnh sẽ không được như mong muốn. Nhiều camera Megapixel hiện nay được sản xuất dùng cảm biến hình ảnh độ phân giải cao nhưng dùng ống kính chất lương thấp, loại ống kính không được thiết kế cho dòng cảm biến như vậy.

Yêu cầu đặt ra : cần sử dụng ống kính chất lượng cao với cảm biến hình ảnh độ phân giải cao . Như vậy , camera nhiều Megapixel mới cho hình ảnh đẹp nhất và độ phân giải cao nhất. Và như vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thay ống kính giữa các mẫu camera khác nhau – nếu ko chất lượng hình ảnh sẽ không được như ý.

Cảm biến hình ảnh

Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh

Một ví dụ đơn giản có thể minh họa giới hạn của các ISP cũ :

Chuẩn nén hình ảnh

Tổng kết:

  1. Độ phân giải. Độ phân giải xác định độ chi tiết của hình ảnh. Camera với độ phân giải cao sẽ cho hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn.
  2. Cảm biến hình ảnh. Cảm biến CMOS thường cho kết quả tốt với tiêu thụ năng lượng thấp, trong khi cảm biến CCD thường cho hình ảnh chất lượng cao hơn.
  3. Ánh sáng môi trường. Mức độ chiếu sáng trong môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Ánh sáng tốt sẽ cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn.
  4. Góc nhìn. Góc nhìn của camera quyết định phạm vi mà camera có thể quan sát. Góc nhìn rộng sẽ cho phép camera theo dõi một khu vực lớn hơn và thu thập nhiều thông tin hơn.
  5. Tiêu cự và khẩu độ. Tiêu cự và khẩu độ của ống kính ảnh hưởng đến việc thu thập ánh sáng và cảnh quan quan sát. Tiêu cự lớn và khẩu độ lớn sẽ tăng khả năng thu ánh sáng. Cho phép camera hoạt động tốt trong các điều kiện ánh sáng yếu.
  6. Chống nhiễu. Khả năng chống nhiễu của camera quyết định khả năng xử lý các tạp âm và nhiễu trong hình ảnh. Camera chống nhiễu tốt sẽ cho hình ảnh sạch và rõ ràng hơn.
  7. Kỹ thuật nén hình ảnh. Phương pháp nén hình ảnh (như JPEG hoặc H.264). Có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và dung lượng lưu trữ.
  8. Cấu hình mạng. Một hệ thống mạng tốt là yếu tố quan trọng để truyền tải hình ảnh từ camera. Đảm bảo đường truyền mạng ổn định và đủ băng thông. Để đảm bảo chất lượng hình ảnh không bị gián đoạn.